NỘI THẤT GỖ TỰ NHIÊN LHQ0 NỘI THẤT GỖ TỰ NHIÊN LHQ Bàn ghế ăn, Bàn ghế cafe, Kệ gỗ, Bàn ghế gỗ
SN 353 Đường Ỷ La, Dương Nội Hà Đông Hà Nội Việt Nam

Tin tức về cây cao su

 25/02/2020  Đăng bởi: Admin

CƠ CẤU GIỐNG CAO SU KHUYẾN CÁO 2011-2015 

Ban soạn thảo cơ cấu giống: Viện NC Cao su, Ban QLKT Tập đoàn
 
1. GIỚI THIỆU

Cơ cấu giống cao su khuyến cáo 2006-2010 do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) ban hành đã hết thời hạn vì vậy VRG đã giao Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (CV 1365/CSVN-QLKT, ngày 30/6/2010) kết hợp với Ban Quản lý kỹ thuật xây dựng cơ cấu giống giai đoạn tiếp theo, 2011-2015.
Cơ cấu giống mới dựa trên cơ sở của cơ cấu giống trước và liệu cập nhật số liệu trên mạng lưới khảo nghiệm giống do Viện chủ trì và kết hợp với các công ty trong ngành thực hiện cũng như thông tin phản hồi từ sản xuất. Ngoài việc hiệu chỉnh, bổ sung giống vào các Bảng; cơ cấu cũng đưa ra khuyến cáo giống cho các vùng trồng cao su mới. Cơ cấu giống cao su khuyến cáo gồm 3 Bảng với mức độ ưu tiên giảm dần:
-         Bảng I: Khuyến cáo trồng đại trà, thuần giống trên từng lô. Đây là những giống được trồng phổ biến, đã khẳng định thành tích, bảo đảm hiệu quả kinh tế.
-         Bảng II: Khuyến cáo trồng qui mô vừa, gồm những giống có năng suất vượt trội, triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng còn thiếu thông tin về lâu dài trong đó chưa rõ khả năng chống chịu bệnh hại mới phát sinh.
-         Bảng III: Khuyến cáo qui mô sản xuất thử gồm các giống mới tạo tuyển có năng suất cao nhưng cần khảo nghiệm khu vực hóa nhằm đánh giá khả năng thích hợp cho từng vùng qua đó là điểm trình diễn tiến bộ giống trong sản xuất.
Về nguyên tắc, cần trồng với cơ cấu giống cân đối đặc biệt là các giống Bảng I: (a) không trồng tập trung một vài giống, (b) trồng cách ly- mỗi giống không trồng liền vùng quá 200 ha và (c) quản lý giống trồng bảo đảm không trồng lộn giống và lẫn giống.
Cơ cấu giống khuyến cáo cho từng giai đoạn 5 năm sẽ được hiệu chỉnh vào giữa kỳ để cập nhật tiến bộ giống cũng như tình hình thực hiện cơ cấu giống trong sản xuất, bệnh hại phát sinh trên thực tế.
 
2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CẤU GIỐNG 2006-2010
•         Tạo thay đổi lớn trong sản xuất
-         Kịp thời ngưng khuyến cáo giống đang được nhân rộng, điển hình là RRIV 4.
-         Cơ cấu giống trong vườn nhân các công ty ở Đông Nam Bộ đa dạng gồm chuông hình và chuông cửa, các bảng khuyến cáo: trên 10 dòng vô tính theo cơ cấu khuyến cáo.
-         Các Cty có quan tâm hơn về công tác giống: tại ĐNB đã thực hiện đề tài áp dụng cơ cấu giống: Lộc Ninh, Phú Riềng, Đồng Phú, Đồng Nai, Dầu Tiếng.
•         Bất cập
-         Một số giống không còn khuyến cáo đại trà cho sản xuất như RRIV 4, PB 235, VM 515... nhưng vẫn còn được trồng trên nhiều vùng, đặc biệt là các vùng mới.
-         Bất cập trong việc kiểm soát giống trồng, đặc biệt các công ty không tự sản xuất cây giống.
-         Nhu cầu sản xuất về cây giống quá lớn do nhiều dự án trồng cao su triển khai cùng thời gian.
 
3. THAY ĐỔI LIÊN QUAN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
-         Mở rộng địa bàn trồng cao su: Tây Bắc, Đông Bắc, Lào – Campuchia…
-         Vùng tới hạn: Đất dốc, rừng khộp ngập úng, thiếu lao động.
-         Thay đổi về đất trồng vùng truyền thống: Tái canh nhiều chu kỳ làm thay đổi kết cấu, dinh dưỡng và nguồn bệnh cao su.
-         Khí hậu thay đổi: Nhiệt độ cao và thấp kỷ lục, khô hạn kéo dài rồi mưa tập trung hạn chế việc canh tác: trồng mới, chăm sóc, khai thác...
-         Bệnh hại xảy ra trên diện rộng đặc biệt là bệnh Corynespora và bệnh Botryodiplodia.
-         Mục tiêu cao hơn, khả năng thâm canh cao: Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản (KTCB), năng suất cao hơn giai đọan trước (trên 2 tấn/ha ở vùng truyền thống).
 
4.  MỤC TIÊU
•         Khuyến cáo cơ cấu giống mới thay thế cơ cấu 2006-2010 phục vụ việc tái canh và mở rộng diện tích cao su của VRG cho giai đoạn 2011 – 2015 với mục tiêu năng suất mủ cao, thích hợp với từng vùng trồng cao su.
 
Bảng 1: Mục tiêu năng suất và đặc điểm hạn chế của các vùng trồng cao su

VÙNG Năng suất
(tấn/ha/năm)
Đặc điểm hạn chế đối với cao su
 
ĐÔNG NAM BỘ 2,0 - 2,2 Bệnh Corynespora, nấm hồng, Botryodiplodia, phấn trắng
TÂY NGUYÊN 1
(< 600 m)
1,6 – 1,8 Bệnh Corynespora, nấm hồng, phấn trắng, héo đen đầu lá, đất rừng khộp nghèo
TÂY NGUYÊN 2
(600-700 m)
1,5 -1,7 Bệnh phấn trắng, mùa khô kéo dài, gió thường xuyên trong mùa khô, đất dốc-thoái hóa
NAM TRUNG BỘ 1,5 - 2,0 Bệnh Corynespora, nấm hồng, Botryodiplodia, đất kém (cạn, nghèo dinh dưỡng..)
BẮC TRUNG BỘ 1,5 -1,7 Gió mạnh, rét hại, bệnh héo đen đầu lá, loét sọc mặt cạo, mưa dầm hạn chế khai thác
TÂY BẮC 1,5 – 1,8 Rét hại, đất dốc, bệnh phấn trắng
CAMPUCHIA 1,6 – 2,0 Bệnh Corynespora, nấm hồng, rừng khộp nghèo
NAM LÀO 1,6 – 2,0 Bệnh phấn trắng

 
5. THAY ĐỔI SO VỚI CƠ CẤU GIỐNG 2006-2010
•         Về tỷ lệ Bảng I và Bảng II: 60% và 30% thay vì 55% và 40%; Bảng I có nhiều giống hơn (4 giống).
•         Không khuyến cáo trồng RRIV 2, RRIV 3 và RRIV 4 do dễ nhiễm bệnh Corynespora.
•         Thay đổi qui mô khuyến cáo ở Bảng I và Bảng II:
Bổ sung vào Bảng I:
-         RRIV 5, RRIV 124 (LH 90/952) vùng Đông Nam bộ.
-         PB 312 vùng Tây Nguyên (1 và 2), RRIC 100 ở Nam Trung Bộ và Bắc Trung bộ.
-         RRIC 121 Bảng I ở Tây Nguyên 1 và Bắc Trung bộ.
Bổ sung vào Bảng II: RRIV 109 (LH 83/290) ở vùng Đông Nam bộ; RRIV 124 (LH 90/952) đưa vào Bảng II cho hầu hết các vùng trồng cao su.
Giảm qui mô khuyến cáo:
-         PB 260 ở Đông Nam bộ từ Bảng I xuống Bảng II do đã trồng tỷ lệ cao và có hạn chế về năng suất.
-         RRIC 121 ở Tây Nguyên 2 từ Bảng I xuống Bảng II do hạn chế về sinh trưởng ban đầu ở vùng cao trình cao. 
-         GT 1 từ Bảng I xuống Bảng II ở Tây Nguyên 2 và Bắc Trung bộ do hạn chế về sinh trưởng và năng suất các năm đầu ở vùng đất tới hạn.
-         LH 88/236 (dễ nhiễm Botriodiplodia) từ Bảng II xuống bảng III ở Đông Nam bộ.
 
6. TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG MỚI ĐỀ XUẤT VÀO BẢNG I VÀ BẢNG II (2011-2015)
RRIV 1
Năng suất 2,5-3 tấn/ha/năm ở vùng thuận lợi, sinh trưởng KTCB khá nhưng tăng trưởng trong khi cạo dưới trung bình; chịu rét khá, ít nhiễm phấn trắng, Corynespora, nấm hồng. Nhược điểm: dễ nhiễm bệnh héo đen đầu lá.
Hướng sử dụng: Khuyến cáo Bảng I các vùng định hướng năng suất trên 2 tấn/ha; hướng sản xuất mủ.
RRIV 5
Năng suất 2,5 tấn/ha ở vùng thuận lợi, sinh trưởng KTCB rất khỏe – có thể khai thác sau 5 năm KTCB với điều kiện thâm canh (vườn trồng bầu nhiều tầng lá ở Đồng Nai, Phú Riềng). Tăng trưởng trong khi cạo cao, ít nhiễm bệnh, cây hơi cong.
Hướng sử dụng: Khuyến cáo Bảng I các vùng định hướng năng suất trên 2 tấn/ha; hướng sản xuất mủ.
RRIV 103 (LH 82/92)
Là giống khởi động chậm, chịu chế độ cạo có kích thích. Năng suất trung bình trên mặt cạo BO1, đạt cao ở giai đoạn sau (2,5 tấn/ha/năm). Đáp ứng bền với kích thích mủ. Thân thẳng, tán cân đối, lá dày xanh đậm. Kháng các bệnh lá quan trọng (phấn trắng, héo đen đầu lá, Corynespora, rụng lá mùa mưa). Nhiễm bệnh nấm hồng trên trung bình nhưng phục hồi tán tốt. Tương đối chịu gió nhưng chịu rét kém, không trồng ở vùng có khả năng xảy ra rét hại.
Hướng sử dụng: Trồng qui mô vừa (Bảng II) các vùng định hướng năng suất khá (dưới 2 tấn/ha), chống chịu bệnh lá.
RRIV 106 (LH 83/85)
Năng suất rất cao, đạt 2,5-3 tấn/ha (bình quân 7 năm đạt 2,4 tấn/ha/năm trên chung tuyển tại Lai Khê). Sinh trưởng khỏe ở hầu hết các vùng trồng cao su, vượt hẳn các giống phổ biến ở miền Trung (tại Quảng Trị đạt tiêu chuẩn mở cạo sau 6,5 năm KTCB- sớm 2 năm so GT 1 hoặc RRIM 600). Tán thấp, ít nhiễm các bệnh quan trọng. Nhược điểm: Hệ số nhân giống thấp, chịu rét kém, dễ khô miệng cạo, nhiễm nhẹ Corynespora ở vườn nhân nhưng chưa nhiễm trên vườn sản xuất (2010).
Hướng sử dụng: Khuyến cáo Bảng II cho các vùng trồng cao su, ưu tiên vùng thuận lợi định hướng năng suất mủ cao; tránh trồng ở vùng thường xuyên có rét hại.
RRIV 109 (LH 83/290)
Năng suất cao sớm, dẫn đầu trên các vườn sản xuất thử ở An Lộc, Đồng Nai (Cẩm Mỹ), Lộc Ninh; năm đầu đạt trên 1 tấn/ha, từ năm thứ 2 trở đi đạt hơn 2 tấn/ha. Sinh trưởng rất khoẻ trong giai đoạn KTCB - vượt hẳn RRIV 4, vanh mở cạo dẫn đầu ở các vườn sản xuất thử ở Đồng Phú, An Lộc, Đồng Nai. Tăng trưởng tốt trong khai thác.
Nhiễm nhẹ các bệnh lá, chưa nhiễm Corynespora (2010).
Hướng sử dụng: Bảng II ở vùng Đông Nam Bộ; hướng sản xuất mủ-gỗ. Chưa rõ khả năng chống chịu điều kiện bất thuận.
RRIV 124 (LH 90/952)
Sản lượng trung bình 9 năm cạo đạt gần 90 g/c/c, ước lượng năng suất trên 3,5tấn/ha/năm (Sơ tuyển tại Lai Khê). Sản lượng năm đầu thấp hơn PB 235 nhưng tăng rất cao từ năm thứ 3 trở đi, ít giảm sản lượng ở miệng cạo thấp và vượt trên 100 g/c/c ở mặt cạo BO2. Sinh trưởng khỏe trong thời gian KTCB, trên Sơ tuyển tại Lai Khê,vanh mở miệng cạo tương đương PB 235. Tăng vanh trong khi cạo rất tốt, thân thẳng, cao –trử lượng gỗ rất cao. Sinh trưởng khỏe ở nhiều điểm khảo nghiệm trong thời gian KTCB (Đông Nam Bộ, Thanh Hóa, Tây Bắc, Lào). Chống chịu tốt các bệnh lá.
Hướng sử dụng: Khuyến cáo Bảng I các vùng thuận lợi định hướng năng suất trên 2,5 tấn/ha; hướng sản xuất mủ- gỗ. Thích hợp ở nhiều vùng trồng cao su.
PB 312
Cao, sớm ở Tây Nguyên, hai năm đầu gấp đôi so GT 1 và vượt hẳn so RRIM 600; đạt thành tích tốt hơn PB 260 trong cùng điều kiện (chung tuyển tại Trạm Chư Prông). Ở Đông Nam Bộ cho năng suất cao (trung bình 6 năm chưa kích thích ở Tây Ninh năng suất đạt 1,7 tấn/ha- đạt 145% so PB 235). Sinh trưởng KTCB trung bình ở Đông Nam Bộ nhưng khỏe hơn các giống phổ biến (ở Tây nguyên và miền Trung).
Hướng sử dụng: Năng suất khá, chống chịu bệnh phấn trắng. Khuyến cáo Bảng I các vùng có cao trình cao (Tây nguyên, Nam Lào), qui mô vừa ở miền Trung và Tây Bắc.
RRIM 712
Ở Đông Nam Bộ năng suất RRIM 712 đạt 1,5-2 tấn/ ha từ năm cạo thứ tư trở đi; tương đương RRIM 600. Ở miền Trung và phía Bắc, năng suất RRIM 712 cao hơn RRIV 3 (Nghệ An). Sinh trưởng trên trung bình; tán thấp, gọn. Kháng gió tốt, chịu rét khá.
Hướng sử dụng: Năng suất khá, chịu gió và rét hại. Khuyến cáo B I vùng có gió mạnh, rét hại.
RRIC 100
Năng suất khởi đầu trung bình nhưng tăng dần về sau, cao hơn GT 1 ở hầu hết các vườn khảo nghiệm tại Việt Nam. Năng suất từ năm cạo thứ năm trở đi đạt 2 tấn/ha. Kháng bệnh lá quan trọng và kháng gió tốt (Thừa Thiên-Huế, Hà Tĩnh).
Hướng sử dụng: Khuyến cáo Bảng I các vùng có gió mạnh (miền Trung).
IAN 873
Năng suất khởi đầu khá, tăng cao về sau ở vùng thuận lợi. Trên sơ tuyển ở các tỉnh phía Bắc có sản lượng thuộc nhóm dẫn đầu, sinh trưởng khỏe và tăng vanh trong khi cạo rất tốt. Ưu điểm là chịu rét tốt. Nhiễm nhẹ bệnh lá, nhiễm Corynespora trên vườn nhân tại Lai Khê.
Hướng sử dụng: Khuyến cáo Bảng I cho vùng xãy ra rét hại ở vùng núi phía Bắc, qui mô vừa ở Bắc Trung bộ, tránh các vùng có nguy cơ xãy ra bệnh Corynespora.

Trở thành đại lý

LHQ Natural Wood Furniture

Trên toàn quốc