NỘI THẤT GỖ TỰ NHIÊN LHQ0 NỘI THẤT GỖ TỰ NHIÊN LHQ Bàn ghế ăn, Bàn ghế cafe, Kệ gỗ, Bàn ghế gỗ
SN 353 Đường Ỷ La, Dương Nội Hà Đông Hà Nội Việt Nam

Quy trình kỹ thuật canh tác cây cao su

 12/02/2020  Đăng bởi: Admin

Quy trình kỹ thuật canh tác cây cao su

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình áp dụng cho tất cả các vùng trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
II.  ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:
- Cây cao su có tên khoa học Hevea brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae, nguồn gốc cây cao su được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ). Đây là một vùng nhiệt đới, ẩm ướt, lượng mưa trên 2.000mm, nhiệt độ cao.
1. Đặc điểm thực vật học:
- Rễ: Có 2 loại rễ là rễ cọc và rễ bàng. Rễ cọc đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất, giúp cây chống đổ ngã, hút dinh dưỡng và nước ở các tầng đất sâu. Rễ phát triển rất sâu, có khi trên 10m. Rễ bàng hay còn gọi là rễ hấp thu tập trung ở lớp đất mặt. Từ 80-85% số lượng rễ bàng tập trung ở lớp đất mặt 0-30cm.
- Lá: Lá kép, gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Khi trưởng thành lá có màu xanh đậm mặt trên và màu nhạt hơn ở mặt dưới. Các lá chét có hình bầu dục, hơi dài hoặc hơi tròn. Hình dáng, kích thước, màu sắc thay đổi tùy theo giống.
- Hoa: thuốc mọc tóc là hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình chùm, mọc ở đầu cành. Trên mỗi chùm hoa đều có hoa đực và hoa cái. Hoa đực nhỏ hơn hoa cái, có 5 cánh đài không có cánh tràng. Mỗi hoa đực có thể sản xuất 1.000 hạt phấn. Hoa cái mọc riêng lẻ ở đầu cành, có kích thước lớn hơn hoa đực, không có cánh tràng chỉ có cánh đài. Cấu tạo hoa cái gồm 1 bầu noãn chứa 3 tâm bì, mỗi tâm bì chứa 1 noãn.
- Quả: Quả hình tròn, thuoc giam can, hơi dẹp, có đường kính từ 3-5cm. Quả nang gồm 3 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt. Vỏ ngoài quả lúc còn non có màu xanh chứa nhiều mủ, khi quả già vỏ quả khô có màu nâu nhạt.
- Hạt cao su hình hơi dài hoặc hình bầu dục, có kích thước thay đổi từ 2- 3,5cm. Hạt có 2 mặt rõ rệt: mặt bụng thường phẳng, mặt lưng cong lồi lên. Bên trong hạt có phôi nhũ và cây mầm. Phôi nhũ chiếm hầu hết diện tích nhân chủ yếu là chất dự trữ, trong đó dầu chiếm 10-15% trọng lượng hạt.
2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-300C và biên độ trong một ngày từ 7-8oC. Ở nhiệt độ trên 40oC cây bị khô héo, ở nhiệt độ dưới 10oC cây ngừng tăng trưởng, lá bị héo rụng và xì mủ.
- Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1.500-2.000mm nước/năm. Đối với các vùng có lượng mưa dưới 1.500mm thì lượng mưa cần phải phân bố đều, đất có khả năng giữ nước tốt.
- Đất đai: Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt với hong sam han quoc vanuskin. Tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất mủ cao đất canh tác cây cao su. Độ pH đất: 4,5-5,5; Tầng canh tác trên 1m.
- Độ cao: Cây cao su thích hợp ở vùng đất có độ cao dưới 200m so mặt nước biển. Càng lên cao cây càng phát triển kém do bất lợi về nhiệt độ và gió. Ở vùng TâyNguyên có thể trồng ở độ cao 500-800m.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:
1. Giống: Hiện nay, một số loại dòng cao su vô tính đang trồng: GT1, PB235, RRIM 600, VM515, PB255, PB260, RRIC 110, RRIC 121, TR3 702, …
Chất lượng cây giống rất quan trọng và là một trong các yếu tố quyết định chất lượng vườn cây và chu kỳ sống của cây. Cây giống tốt khi trồng sẽ cho tỉ lệ sống cao, tược ghép phát triển mạnh khỏe, tầng lá to, lá xanh đậm…
Tiêu chuẩn cây giống: Tiêu chuẩn tum trần 10 tháng tuổi đường kính của tum đo cách mặt đất 10cm từ 16mm trở lên. Mắt ghép tốt, sống ổn định. Tum không bị tróc vỏ, không bị dập. Rễ cọc tum phải thẳng, sau khi xử lý dài ít nhất 40cm tính từ cổ rễ.
Tiêu chuẩn bầu cắt ngọn: Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt tối thiểu 14mm. Mắt ghép tốt, sống ổn định, bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc.
Tiêu thuẩn bầu có tầng lá: Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt tối thiểu 12mm. Chồi ghép có ít nhất một tầng lá ổn định, khoẻ. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc
Tiêu chuẩn tum bầu có tầng lá: Chồi ghép có ít nhất hai tầng lá ổn định, khoẻ. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc.
2. Chuẩn bị đất: Cây cao su thích hợp vùng đất cao, thoáng không bị ngập úng. Chọn các vùng đất không bị chia cắt bởi đồi núi sông, suối để giảm chi phí đầu tư. Đất trồng cao su phải gần nguồn nước tốt cả về khối lượng và chất lượng, đất lành (sạch bệnh) cho cây cao su và cho con người.
Đất trồng cây cao su phải có độ dốc dưới 30o, cao độ dưới 700m so mặt nước biển, không ngập úng, không có lớp laterit hoặc tầng sỏi, đá trong độ sâu 80cm cách mặt đất.
Khai hoang, dọn sạch đất để loại bỏ các mầm bệnh chứa trong rễ cây rừng, đốt dư thừa thực vật hạn chế dịch bệnh.
Chuẩn bị đất trồng phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới ba tháng. Đất có cỏ tranh phải sử dụng hóa chất diệt hết cỏ trước khi làm đất.
3. Thiết kế lô trồng:
Lô cao su: Trên đất bằng hoặc đất dốc dưới 80 lô cao su có diện tích 25ha, mỗi cạnh 500m. Trên đất dốc trên 8o, hình dáng, diện tích có thể thay đổi từ 5-7ha. Nếu lô cây nhỏ sẽ mất nhiều diện tích cho đường vận chuyển.
Thiết kế hàng: Đất dốc dưới 8o: trồng thẳng hàng theo hướng Bắc-Nam; Đất dốc từ trên 8o: thiết kế hàng theo đường đồng mức chủ đạo.
Đường vận chuyển: Có 3 loại đường sau:
Đường lô: Bao quanh các lô, đường lô rộng 4m bằng đất nện, hàng cao su cách tim đường 4m. Đường liên lô: Rộng 6m, trải đá, hàng cao su cách tim đường 5m. Đường trục: Rộng 8m, trải đá chắc chắn vì đó là đường dùng cho xe tải, xe thu gom mủ từ đường trục dẫn đến nhà máy
4. Trồng và chăm sóc: Mật độ và khoảng cách trồng phổ biến đang được ứng dụng từ 476 cây/ha (3 x 7m) đến tối đa 571cây/ha (2,5m x 7m), đào hố 70 x 50 x 60cm, để riêng lớp đất mặt, hố đào xong phải phơi ải từ 10-15 ngày để diệt các mầm bệnh và cỏ dại trong đất.
Trộn phân với lớp đất mặt (10kg phân chuồng hoai và 300gr super lân) cho mỗi hố. Để từ 7-10 ngày mới trồng, đất lấp cao hơn miệng hố từ 3-5cm, sau đó cắm lại cọc ngay giữa hố.
Thời vụ trồng: Trồng là vào đầu mùa mưa: từ tháng 6-7 dương lịch.
- Kỹ thuật trồng:
Trồng tum: Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây xung quanh hố, dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu bằng chiều dài của rễ cây tum, đặt tum thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. Lấp hố lại bằng phần đất vừa lấy lên, lấp từng lớp đất một và dặm kỹ để đất bám chặt vào tum. Sau cùng, dùng đất tơi xốp phủ kín cổ rễ, ngang mí dưới mắt ghép.
Trồng bầu: Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây xung quanh hố, dùng cuốc đào 1 hố có kích thước bằng bầu đất ngay giữa hố, cắt đáy bầu loại bỏ phần rễ cọc mọc ra khỏi bầu. Rọc một đường dọc trên thành bao nhựa, đặt bầu đất vào hố trồng sao cho mắt ghép còn cách mặt đất 2-3cm, ém đất xung quanh bầu.
Trồng dặm trong năm thứ nhất: Hai mươi ngày sau khi trồng, kiểm tra để trồng dặm những cây chết và cây có mắt ghép chết. Dùng bầu cắt ngọn, bầu 1-2 tầng lá ổn định hoặc tum bầu trên 2 tầng lá ổn định để trồng dặm. Số lượng cây giống cần được chuẩn bị để trồng dặm so với số lượng cây trồng mới trong năm thứ nhất là 15% đối với phương pháp trồng bầu và 25% đối với phương pháp trồng tum.
Trồng dặm trong năm thứ hai: Dặm bằng bầu hoặc tum bầu có 2-3 tầng lá. Số lượng cây chuẩn bị để dặm dự kiến là 5%.
Chống xói mòn và chống úng: Vùng có độ dốc trên 8o phải có hệ thống bờ chắn để chống xói mòn.
Khoảng cách bờ: Kích thước bờ có đáy rộng 2m, mặt rộng 0,5m, cao 0,8m.
·  Độ dốc 8-10o: hai bờ cách nhau khoảng 15 hàng cao su;
·  Độ dốc 11-20o: hai bờ cách nhau khoảng 7 hàng cao su;
·  Độc dốc 21-30o: hai bờ cách nhau khoảng 6 hàng cao su.
Vùng đất dốc đã thiết kế hàng theo đường đồng mức có thể tạo mặt bằng cho từng hố trồng với kích thước 1m x 1m. Các năm sau trong quá trình làm cỏ hàng tạo dần đường đi nối các điểm trồng trên cùng hàng.
Thiết lập sớm thảm phủ họ đậu giữa hàng. Nếu không phải giữ thảm thực vật tự nhiên có chiều cao 15-20cm để chống xói mòn và bảo vệ đất.
Chăm sóc cao su KTCB:
Tỉa chồi: Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời để cho chồi ghép phát triển tốt.
Tỉa cành, tạo tán: Trong các năm đầu KTCB cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành mọc lệch tán, cành mọc tập trung.
Ở vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3m trở lên. Ở vùng có gió mạnh nên giữ độ cao phân cành từ 2,2m trở lên. Ở vùng ít thuận lợi, vào mùa thay lá của các năm đầu phải tỉa cành có kiểm soát: Khi cắt tỉa chồi bên, duy trì 3 - 4 chồi ngang gần ngọn để hỗ trợ ngọn chính. Lưu lại cành từ độ cao 2,2m để định hình tán. Mỗi vị trí phân cành trên thân chính chỉ giữ lại 1cành.
Làm cỏ cao su: Sau khi trồng làm cỏ theo bồn, Từ năm thứ 2 trở đi làm cỏ theo băng kết hợp hoàn thiện đường đồng mức, làm cỏ 3 lần/năm. Có thể diệt cỏ bằng hóa chất, cơ giới hoặc thủ công.
Tủ gốc: Tủ gốc với vật liệu thực vật vào cuối mùa mưa 2 năm đầu. Trước khi tủ gốc phải phá váng lớp đất mặt quanh gốc. Tủ cách gốc 10cm, bán kính tủ 1m, dày tối thiểu 10cm, có thể tủ bằng màn phủ nông nghiệp (PE)
Bón phân: Bón phân giai đoạn KTCB.
- Lượng phân bón theo hạng đất và tuổi cây như sau:   ĐVT: kg/ha

Hạng đất Năm tuổi Đạm Lân Kali
Ure N super lân P2O5 KCl K2O
II 1 50 23 150 24 15 9
2 120 55 360 58 30 18
3-7 150 69 450 72 40 24
Cộng 920 423 2760 442 245 147
III 1 50 23 150 24 15 9
2 110 51 330 53 30 18
3 130 60 400 64 35 21
4-8 140 64 430 69 40 24
Cộng 990 455 3030 485 280 168

Thời vụ bón: Phân vô cơ được chia 2-3 lần/năm:
Năm trồng mới bón sau trồng 1 tháng, bón lần 2 cách lần 1 từ 1-2 tháng.
Năm thứ 2 trở đi bón 2 lần vào đầu mùa mưa và trước khi dứt mưa 1 tháng
Cách bón: Khi cây còn nhỏ (1-3 tuổi) tán lá rộng đến đâu thì bón phân đến đó, bón theo hình vành nón, mỗi lần ½ vòng tròn. Xới nhẹ đất sau đó rải phân và lấp đất vùi phân. Cây kinh doanh và KTCB đã giáp tán trên hàng bón phân theo băng rộng 1-1,5m ở giữa hàng cao su.
Bón phân hữu cơ: Từ năm thứ 2 trở đi, phân hữu cơ được bón vào hố dọc theo 2 bên hàng cây theo hình chiếu của tán lá, sau đó vùi đất lấp phân. Lượng phân hữu cơ từ 1-2kg/cây/năm. Bón 1 lần vào đầu mùa mưa.
Bón phân giai đoạn kinh doanh:
Lượng phân bón theo hạng đất, và năm cạo như sau:
ĐVT: kg/ha

Hạng đất Năm cạo Đạm Lân Kali
Ure N Super lân P2O5 KCl K2O
I 1-10 152 70 60 400 117 70
II 174 80 68 450 133 80
III 196 90 75 500 150 90
Chung 11-20 217 100 75 500 167 100

Bón phân thời kỳ kinh doanh dựa trên kết quả chẩn đoán dinh dưỡng. Lượng phân trên bảng là lượng phân bình quân tạm thời để áp dụng khi chưa có kết quả chẩn đoán dinh dưỡng cụ thể cho từng vùng.
Thời vụ bón: Chia lượng phân ra bón làm 2 lần/năm.
Lần đầu bón hai phần ba số lượng phân N, K và toàn bộ phân lân vào tháng 4,5 (đầu mùa mưa) khi đất đủ ẩm, lần hai bón số lượng phân còn lại vào tháng 10.
Cách bón: Trộn kỹ, chia, rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1 – 1,5m giữa luồng cây. Đối với đất có độ dốc trên 15o thì bón vào hệ thống hố giữ màu và lấp vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.
Bón phân hữu cơ: Đối với cao su khai thác, phân lân nung chảy và phân hữu cơ vi sinh đuợc dùng luân phiên cách nhau một năm với khối lượng như nhau; Phân hữu cơ vi sinh có đủ 3 chủng loại vi sinh vật phân giải xenlulo, phân giải lân và cố định đạm với hàm lượng P2O5 dễ tiêu> 3%.

Trở thành đại lý

LHQ Natural Wood Furniture

Trên toàn quốc