Phí vận chuyển: Tính khi thanh toán
Tổng tiền tạm tính: 0₫
1. Đặt vấn đề
Nấm Botryodiplodia theobromae Pat thuộc bộ Sphaeropsidales, nhóm Fungi Imperfecti được ghi nhận trên cây cao su tại một số nước, gây ra hiện tượng chết lại chủ yếu trên vườn cây kiến thiết cơ bản (Chee, 1976; Jonhson, 1989; IRRDB, 1994). Phạm vi phân bố tập trung trong vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới từ 40°B - 40°N, phát tán qua gió, nước và tiếp xúc giữa mô nhiễm bệnh và mô khỏe. Nấm có khả năng gây hại cho hầu hết các bộ phận của cây, ngoài khả năng sống ký sinh, nấm còn có thể sống hoại sinh trên tàn dư thực vật. Ngoài cây cao su, nấm còn ký sinh gần 500 loại cây khác nhau (Roger et al, 1961; Punithalingam, 1972). Khuẩn ty có màu đen với bào tử dạng bầu dục có vách ngăn khi trưởng thành, kích thước 20–30 × 10–15 μm (Trần Ánh Pha và cộng sự, 2011; Punithalingam, 1998).
Nấm được Vincens ghi nhận trên cây cao su tại nước ta vào năm 1921, Barat (1931) phát hiện nấm gây hại trên cổ rễ tum trong vườn ương (Chee, 1976). Tuy nhiên, từ đó đến nay nấm có tác hại không đáng kể, hoặc chỉ gây hại rãi rác cho cây con trong vườn nhân, vườn ương và vườn cây kiến thiết cơ bản. Năm 1997-1998, nấm bệnh bùng phát và gây hại trên nhiều diện tích cao su trong ngành. Đáng kể nhất tại Công ty Cao su Dầu Tiếng, nơi nấm bệnh gây hại tập trung trên phạm vi rộng tấn công cả vườn ương, vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB) và khai thác (KT) (Phan Thành Dũng và cộng sự, 2000).
Hiện nay bệnh xuất hiện phổ biến và gây hại trên tất cả các giai đoạn của cây cao su từ vườn ương, vườn nhân, vườn KTCB đến vườn KT trong vùng Đông Nam Bộ. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, trên vườn nhân bệnh gây hại trên vỏ và mắt ghép, trên vườn cây mới trồng nấm tấn công mắt ghép và chồi dẫn đến chết cây, trên vườn cây từ 2 năm tuổi trở lên nếu bị nặng sẽ gây nứt và thối vỏ trên thân gây chậm sinh trưởng và thân bị uốn cong rất khó mở cạo, bị nặng có thể gây chết toàn bộ cây, trên vườn khai thác bệnh gây giảm sản lượng nếu kéo dài dẫn đến khô miệng cạo (Trần Ánh Pha và cộng sự, 2011).
Những năm gần đây bệnh gây hại đáng kể ở một số Công ty Cao su như: Bình Long gây hại trên vườn ương và vườn cây trồng mới gây chết mắt ghép và chồi trên dòng vô tính (dvt) PB 260; Tây Ninh trên vườn cây KTCB 4 năm tuổi dvt RRIV 4; Phước Hòa gây hại trên stump bầu có tầng lá dvt PB 255; Đồng Nai gây hại trên vườn nhân RRIV 3 và stump bầu có tầng lá dvt PB 260, trên vườn cây KT dvt PB 235 và VM 515; Phú Riềng gây hại trên vườn cây KTCB dvt RRIV 4 (Trần Ánh Pha và cộng sự, 2011). Qua quan sát thực tế bệnh cũng đã xuất hiện tại một số công ty cao su tại Tây Nguyên gây hại cho vườn cao su KT, tại Lào trên cây KTCB, và cũng đã xuất hiện tại Campuchia trên vườn thí nghiệm ở Chúp, Công Pông Chàm và vườn cao su tiểu điền thuộc tỉnh Ratanakiri (Nguyễn Anh Nghĩa, 2010).
2. Triệu chứng
2.1. Vườn nhân, ương
Vườn nhân và vườn ương thường được chăm sóc và tưới nước thường xuyên, nên bệnh có thể xảy ra quanh năm. Qua theo dõi thực tế, bệnh phát sinh mạnh vào mùa mưa với những đốm hình thoi có kích thước dài 1-2 mm trên cành gỗ ghép xanh và xanh nâu. Gặp điều kiện thuận lợi vết bệnh la rộng và ăn sâu vào gỗ và xuất hiện xì mủ, bên trong vết bệnh có mầu đen. Hậu quả làm chồi phát triển còi cọc dẫn đến hệ số sử dụng mắt ghép thấp.
Trên mắt ghép, ban đầu xuất hiện phần chết khô màu nâu dọc theo của sổ, sau đó lan rộng gây chết toàn bộ mắt ghép, đôi khi có mủ rỉ ra. Vỏ chết khô khó tách khỏi gốc ghép, phần gỗ có những sọc nhỏ màu nâu sẫm.
Với cây con có tầng lá, bệnh thường gây hại tại mắt ghép hay chồi xanh với vết bệnh màu nâu sẫm, tiếp theo toàn bộ chồi chuyển qua màu vàng và chết khô, lá non bị chết vẫn dính trên cành.
2.2. Vườn kiến thiết cơ bản
Xảy ra trên phần vỏ hóa nâu nguyên sinh của cao su > 2 năm tuổi nhất là vùng tái canh. Ban đầu xuất hiện các mụn nhỏ kích thước 1-2 mm trên vỏ hóa nâu, tiếp theo các mụn này phát triển toàn bộ thân cành. Cuối cùng toàn bộ thân cành bị nứt và có màu nâu đặc trưng với mủ rỉ ra từ những vết nứt. Lớp biểu bì bên ngoài dày do nhiều lớp tạo thành. Trên thân đôi khi xuất hiện chồi, những cây bị nhiễm bệnh nặng hầu như sinh trưởng bị chựng lại, đôi khi chết cả cây.
2.3. Vườn cây khai thác
Xảy ra trên vỏ hóa nâu nguyên sinh xung quanh mặt cạo với các mụn nhỏ kích thước 1-2 cm, đôi khi xuất hiện các vết nứt có kích thước bất thường và có mỉ rỉ ra. Sau đó vết bệnh lan rộng làm khô mặt cạo dẫn đến giảm sản lượng đáng kể.
3. Ảnh hưởng của bệnh đến cây cao su
Hiện nay, bệnh Botryodiplodia được xem là một trong những loại bệnh chính gây thiệt hại đáng kể cho việc trồng cao su tại nước ta, do có khả năng gây hại cho nhiều lứa tuổi cây làm giảm tỷ lệ ghép sống, chết cây con, chậm sinh trưởng và nhất là gây giảm sản lượng nghiêm trọng cho vườn cao su khai thác. Kết quả thực hiện từ năm 2007 với sự đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ mắt ghép chết, sinh trưởng, sản lượng…
Tại vườn ương, tỷ lệ ghép sống cũng bị ảnh hưởng đáng kể khi mắt ghép bị nhiễm bệnh. Kết quả trình bày tại Bảng 1 cho thấy tỷ lệ chết mắt ghép tăng đáng kể khi cây bị nhiễm bệnh nặng lên đến 21,1 - 29,5% khi ở cấp 4 và 5, và có sự khác biệt có ý nghĩa về thống kê. Điều này góp phần làm gia tăng chi phí sản xuất cây con cũng như có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tái canh và trồng mới.
Quan sát thực tế cũng thấy rằng khoảng cách giữa cửa sổ và mắt ghép càng lớn thì tỷ lệ chết càng cao, do vết thương lớn sẽ làm tăng cơ hội cho nấm xâm nhập và gây hại. Ngoài ra, những mắt ghép đã nhiễm bệnh từ vườn gỗ ghép cũng làm giảm tỷ lệ ghép sống của vườn ương. Hiện tượng này xuất hiện khoảng 7 ngày sau ghép và kéo dài đến mắt ghép bắt đầu nãy chồi.
Bảng 1: Tỷ lệ mắt ghép chết của dvt PB 260 trong vườn ương (năm 2010)
Cấp bệnh | Tỷ lệ mắt ghép chết (%) | TB |
||
Nhắc 1 | Nhắc 2 | Nhắc 3 | ||
Cấp 0 | 16,4 | 15,2 | 18,8 | 16,8 c |
Cấp 1 | 17,6 | 17,2 | 16,0 | 16,9 c |
Cấp 2 | 15,6 | 16,0 | 15,6 | 15,7 c |
Cấp 3 | 20,0 | 15,6 | 17,6 | 17,7 c |
Cấp 4 | 22,8 | 20,4 | 20,0 | 21,1 b |
Cấp 5 | 28,8 | 32,0 | 27,6 | 29,5 a |
Các giá trị trong cùng một cột theo sau bởi các chữ cái cùng ký tự không có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,05 theo trắc nghiệm Duncan.
Quan sát thực tế cũng thấy rằng khoảng cách giữa cửa sổ và mắt ghép càng lớn thì tỷ lệ chết càng cao, do vết thương lớn sẽ làm tăng cơ hội cho nấm xâm nhập và gây hại. Ngoài ra, những mắt ghép đã nhiễm bệnh từ vườn gỗ ghép cũng làm giảm tỷ lệ ghép sống của vườn ương. Hiện tượng này xuất hiện khoảng 7 ngày sau ghép và kéo dài đến mắt ghép bắt đầu nãy chồi.
Bảng 2: Ảnh hưởng của bệnh đến cây cao su (2009-2010)
Cấp bệnh | Ảnh hưởng của bệnh | |||
Vanh thân (cm) | Dày vỏ (mm) |
Sản lượng (g/c/c) | KMC (%) |
LHQ Natural Wood Furniture
Trên toàn quốc