NỘI THẤT GỖ TỰ NHIÊN LHQ0938 68 65 65 NỘI THẤT GỖ TỰ NHIÊN LHQ Bàn ghế ăn, Bàn ghế cafe, Kệ gỗ, Bàn ghế gỗ
SN 353 Đường Ỷ La, Dương Nội Hà Đông Hà Nội Việt Nam

Thị trường đồ nội thất thế giới 2017

 25/02/2020  Đăng bởi: Admin

Thị trường đồ nội thất thế giới 2017

Sự phát triển của GDP thế giới (tỷ lệ thay đổi hàng năm theo giá trị thực)

 

2016

2017

2018

Thế giới

3,1

3,4

3,6

Các nền kinh tế phát triển

1,6

1,8

1,8

Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển

4,2

4,6

4,8

Nguồn: Tổ chức tiền tệ thế giới, Triển vọng kinh tế thế giới, tháng 10 năm 2016

Thương mại thế giới về đồ nội thất nếu năm 2009 chỉ đạt 94 triệu USD (giảm 19% so với năm trước) thì đã tăng lên 135 triệu USD vào năm 2014, sau đó giảm 4% xuống còn 129 triệu USD vào năm 2015 (chủ yếu là do sự mất giá của một số đồng tiền so với đồng đô la Mỹ) và duy trì ở mức 129 triệu USD vào năm 2016.

Thương mại nội thất thế giới (đơn vị: tỷ USD)

1

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu công nghiệp (CSIL)

Sản lượng đồ gỗ thế giới năm 2015 khoảng 406 tỷ USD. Ước tính này dựa trên số liệu mà Trung tâm nghiên cứu công nghiệp (CSIL) tổng hợp từ các nguồn chính thức, cả trong nước và quốc tế của 70 quốc gia quan trọng nhất. Với dân số 5 tỷ người, chiếm khoảng 75% dân số thế giới, nhóm 70 quốc gia này chiếm hơn 90% thương mại hàng hoá thế giới và sản lượng đồ gỗ thế giới về giá trị.

Sản lượng đồ gỗ thế giới xét theo thị phần

2

Nguồn: CSIL

Thương mại đồ gỗ của nhóm 70 nước này tương ứng với khoảng 1% thương mại toàn thế giới; trong đó Trung Quốc, chiếm 41% sản lượng đồ gỗ thế giới. Các nước sản xuất đồ gỗ lớn khác là Hoa Kỳ, Đức, Ý, Ấn Độ, Ba Lan, Anh, Nhật Bản, Canada và Hàn Quốc. Sự phát triển của sản xuất đồ mộc theo khu vực địa lý trong 10 năm qua đã vạch ra một số vấn đề chính: từ năm 2007 đến năm 2016 sản lượng ở châu Á và Thái Bình Dương đã tăng hơn gấp đôi, trong khi những thay đổi ở các khu vực khác trên thế giới là tương đối nhỏ. Do đó, năm 2016, hơn một nửa sản lượng đồ gỗ thế giới thuộc về khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.

Các nước nhập khẩu đồ nội thất hàng đầu là Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp và Canada. Trong 5 năm qua, sự gia tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ (từ 23 tỷ USD năm 2010 lên khoảng 32 tỷ USD vào năm 2016) là động lực chính cho tăng trưởng thương mại quốc tế về đồ gỗ.

Nước xuất khẩu đồ gỗ chính là Trung Quốc, tiếp theo là Đức, Ý, Ba Lan và Việt Nam; trong đó Việt Nam đã vượt Hoa Kỳ vươn lên vị trí thứ 5 về xuất khẩu đồ gỗ.

Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ một số nước

Nước

Kim ngạch xuất khẩu

(tỷ USD)

Thị trường nhập khẩu

lớn nhất

Trung Quốc

52,7

Hoa Kỳ - 31%

Đức

10,2

Pháp – 12%

Ý

10

Pháp – 15%

Ba Lan

8,8

Đức – 38%

Việt Nam

6,7

Hoa Kỳ - 52%

Nguồn: CSIL

Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ một số nước

Nước

Kim ngạch nhập khẩu

(tỷ USD)

Xuất xứ

Lớn nhất

Hoa Kỳ

31,7

Trung Quốc – 54%

Đức

12,5

Ba Lan – 24%

Anh

7,2

Trung Quốc – 36%

Pháp

6,4

Trung Quốc – 18%

Canada

5,4

Trung Quốc – 34%

Nguồn: CSIL

Tiêu thụ đồ nội thất thế giới năm 2017

3

Nguồn: CSIL

Mức tiêu thụ bình quân đầu người  đồ nội thất trung bình từ 21 USD/năm ở Nam Mỹ đến 185 USD/năm ở Bắc Mỹ. Mức trung bình trên toàn thế giới là 72 USD/năm.

Tổng mức tiêu thụ đồ gỗ thế giới (tổng cộng 70 quốc gia) tăng từ 345 tỷ USD trong năm 2007 lên mức cao nhất là 364 tỷ USD trong năm 2008 trước khi giảm do hậu quả của suy thoái kinh tế năm 2009. Tăng trưởng trở lại trong năm 2010. Tiêu thụ tăng mức suy thoái trước năm 2011 và con số sơ bộ cho thấy mức tiêu thụ ở mức 396 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016.

Nói chung, con số cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của châu Á và Thái Bình Dương, nơi tiêu thụ đồ gỗ đã tăng từ 118 tỷ USD trong năm 2010 lên tới 177 tỷ USD vào năm 2016.

Trở thành đại lý

LHQ Natural Wood Furniture

Trên toàn quốc